Probiotics Cho Da: Hiểu tất Tần Tật Từ A Đến Z Với 64 Nghiên Cứu Chứng Minh

Này cậu, trước khi đi sâu vào chuyện này, tớ phải nói luôn: chủ đề này không đơn giản chút nào đâu. Probiotics nhiều đến hàng nghìn tỷ loại, mà khoa học giờ vẫn còn mù mờ về chức năng với đặc điểm của chúng. Chẳng ai dám vỗ ngực xưng là “chuyên gia tuyệt đối” về nó cả.

Tớ cũng thẳng thắn luôn, tớ không phải biết tuốt về cái này. Nhưng với sự phức tạp kinh khủng của đám vi sinh vật bé nhỏ ấy, chút trải nghiệm cá nhân của tớ khi dùng chúng, cộng thêm mấy tháng trời mày mò nghiên cứu, tớ sẽ cố hết sức giải thích cho cậu một cách dễ hiểu nhất có thể.

Nhớ nhé, khoa học về probiotics vẫn còn khá mới. Phải đến vài năm gần đây, các nhà khoa học mới bắt đầu để ý đến tầm quan trọng của hệ vi sinh đường ruột và gọi nó là “bộ não thứ hai” (1). Như mọi khi, cuối bài tớ sẽ gợi ý vài sản phẩm dựa trên khoa học đàng hoàng. Nào, vào chuyện chính thôi!

1. Giới thiệu cơ bản về Probiotics

Nói đơn giản, probiotics là đám vi sinh vật sống bé tí nhưng lợi hại vô cùng. Cậu cứ tưởng tượng chúng như đội quân vi khuẩn và nấm men trong cơ thể, hoặc trong mấy món lên men như dưa cải muối, kim chi, kefir, kombucha, và cả trong mấy viên bổ sung nữa.

Trước đây, cái này chẳng ai quan tâm lắm đâu. Nhưng từ giữa những năm 90, các nhà khoa học bắt đầu lao vào nghiên cứu như điên vì thấy tiềm năng của nó cho sức khỏe. Vậy tại sao mà Probiotics lại hot thế?

Thứ nhất, trong ruột cậu có tận 100 nghìn tỷ vi khuẩn. Đám này đa dạng kinh khủng, và cách chúng “sống chung” ảnh hưởng đến cả tá thứ với cơ thể: từ trao đổi chất, ngăn bệnh, rối loạn tự miễn, sức khỏe tinh thần, dị ứng, cho đến độ xịn của làn da. Nếu cậu làm xáo trộn sự cân bằng của đám vi khuẩn này, thì hãy chuẩn bị tinh thần rằng một bộ phận nào đó có thể sẽ gặp bất ổn đấy. (4567)

Ví dụ như nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: dùng kháng sinh lâu dài sẽ tiêu diệt vi khuẩn tốt trong ruột, kéo theo việc cản trở tạo tế bào não mới ở chuột.Nhưng tin vui là cùng nghiên cứu đó cho thấy bổ sung probiotics có thể “sửa chữa” lại mấy tác hại này. Đỉnh nhất là ở chỗ này: cậu có thể “nuôi” đám vi sinh vật bé nhỏ này để tăng sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch lên hẳn một tầm mới. (8)(9)

KHÔNG CHỈ DỪNG Ở ĐƯỜNG RUỘT! Lợi ích của lợi khuẩn probiotics còn lan đến tận làn da của cậu nữa! Và đây sẽ là thứ Halee. cùng cậu đào sâu nghiên cứu hôm nay. (1011)

2. Lợi ích của Probiotics cho sức khỏe làn da

Cảnh báo trước nhé, phần này sẽ hơi “dài dòng văn tự” một chút. Nếu cậu lười đọc hết thì cứ nhảy qua mấy đoạn cậu thích. Nhưng trước khi đi tiếp, tớ cần nhấn mạnh một chuyện quan trọng.

Hiểu biết về cách probiotics hoạt động vẫn còn nhiều lỗ hổng lắm. Đa phần mọi người đều biết đến PROBIOTICS theo cách này: Nghe quảng cáo trên các kênh mạng xã hội (tiktok, facebook, thread, tivi, giới thiệu,…) – > Sau đó lên google tìm hiểu về sản phẩm -> Nghe những review và trải nghiệm của người khác  -> Mua online hoặc ra cửa hàng mua -> Thấy đủ thương hiệu, loại sản phẩm -> Chọn 1 loại vừa túi tiền nhất và mong muốn CÓ PHÉP MÀU CHO CƠ THỂ MÌNH.

…NHƯNG nếu cậu cứ theo lộ trình chọn bừa ấy, thì Halee. cá rằng cậu sẽ thấy mọi thứ cứ dần tệ đi. Vì không phải lợi khuẩn probiotics nào cũng giống nhau. Cậu phải chọn đúng chủng lợi khuẩn phù hợp vs bản thân thì mới có tác dụng. Tớ đã bị mắc sai lầm này vì tội ko hiểu gì cả 😫

Thôi, giờ vào phần chính: probiotics làm gì được cho da cậu nào?

2.1. Probiotics giúp da sáng hơn và dày hơn

Rất nhiều nghiên cứu thử nghiệm trên động vật (chuột) và người cho thấy: mấy chủng vi khuẩn axit lactic (như Lactobacillus) mang đến nhiều lợi ích cho da, giúp da căng sáng hơn, kiểu ‘glow’ – ai nhìn cũng mê ấy.

Nghiên cứu đầu tiên phát hiện tác dụng này là ở trên chuột: Các nhà khoa học cho chuột ăn sữa chua chứa probiotics, chỉ sau 7 ngày là lông chúng bóng mượt hẳn, da cũng dày hơn! Ngoài sữa chua, họ còn thử cho chuột uống nước có thêm chủng L. reuteri. Kết quả cũng cho thấy: da dày hơn (p<0.001),và mọc khỏe.  (12)

2.2. Probiotics giúp làm tăng miễn dịch làn da và tăng sản xuất axit lactic

Trước khi đi sâu vào phần này, tớ cần giải thích chút về lớp màng axit (acid mantle) và độ pH của da để cậu nắm rõ hơn. Nếu cậu đã biết rồi thì cứ bỏ qua nhé.

————–

Da người tự nhiên có độ pH hơi axit, trung bình khoảng 4.7. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi pH da thấp thì da khỏe hơn, chống lại vi khuẩn, nhiễm trùng, và mấy vấn đề như mụn, viêm da tiết bã, hay chàm tốt hơn.

Nhưng nếu cậu nghịch dại, dùng mấy thứ xà phòng mạnh hay chất kiềm làm rối pH, thì lớp màng axit bảo vệ ngoài cùng của da sẽ bị phá hỏng. Hậu quả là hệ vi sinh trên da (đám vi khuẩn và nấm men tốt sống trên bề mặt) bị mất cân bằng.

Nói đơn giản, nếu pH da vượt quá mức lý tưởng 4.5-5.5, thì giống như cậu cởi bỏ áo giáp của da vậy. Lúc đó, mấy “kẻ xâm lược” (vi khuẩn xấu) tha hồ tấn công. Tớ không muốn cậu bước vào trận chiến mà thiếu “lính da” đâu nhé!

Tóm lại, cậu nhớ công thức sau: pH thấp = da khỏe.

————–

Vậy, probiotics ảnh hướng đến độ pH của da như thế nào? CHÚNG GIÚP LÀM GIẢM pH CỦA DA BẰNG CÁCH TĂNG SẢN XUẤT AXIT LACTIC TRONG CƠ THỂ,

Nếu cậu đã và đang là một tín đồ SKINCARE, thì chắc chắn đã từng nghe đến axit lactic 1 lần rồi nhỉ. Nó chính là 1 loại axit hydroxyl (AHA), thường hay có trong các loại kem hoặc toner tẩy tế bào chết. Axit này giúp loại bỏ bỏ bụi bẩn và lớp tế bào sừng dưới da, giúp lỗ chân lông thông thoáng và làm da sáng hơn.

Nhưng điều thú vị là mồ hôi của cậu chủ yếu chứa nhiều axit lactic! Mà axit lactic lại là yếu tố chính quyết định pH của da. (1314)

Thế nên, mồ hôi càng nhiều axit lactic, da cậu càng khỏe. Đây cũng là lý do tập thể dục tốt cho da đấy – mồ hôi từ vận động chứa axit lactic, mà cái này ít ai để ý lắm.

Vậy làm sao để tăng axit lactic trong cơ thể và trên da? Dưới đây là 2 cách hữu dụng nhất

  1. Dùng pectin. (15) Đây là một loại prebiotic, nghiên cứu cho thấy nó giúp lên men vi khuẩn sản xuất axit lactic (như họ Lactobacillus). Nhớ dùng khi bụng đói nhé, vì nó có thể cản trở hấp thụ dinh dưỡng từ đồ ăn.
  2. Bổ sung trực tiếp vi khuẩn sản xuất axit lactic (như chủng Lactobacillus chẳng hạn). Khoa học đã chứng minh rằng, nếu đường ruột của cậu có nhiều lợi khuẩn Lactobacillus, thì pH tổng thể của làn da cũng sẽ giảm xuống. (16)

Thêm một nghiên cứu cũng cho thấy, pH của âm đạo có tính axit cũng có mối liên hệ mật thiết với lợi khuẩn Lactobacillus. Sự hiện diện nhiều của lợi khuẩn này sẽ mang đến những thay đổi sinh lý có lợi bao gồm giảm pH trên da, giúp da sáng khỏe rạng rỡ, tóc bóng mượt, hỗ trợ sinh sản tốt. (17)(18)

Viết như này nó giống kiểu: QUÊN SERUM VITAMIN C ĐI, BỔ SUNG LACTOBACILLUS NGAY BÂY GIỜ ẤY NHỈ.😀 Vậy lần tới, nếu cậu thấy ai da sáng bóng, tóc mượt mà, cậu cứ nghĩ hai khả năng:

  1. Họ nghiện skincare, chăm lớp màng ẩm kỹ lắm.
  2. Họ là “cỗ máy Lactobacillus” hoạt động vô cùng hiệu quả.

VẬY CHỦNG LACTOBACILLUS NÀO HIỆU QUẢ NHẤT

Có rất nhiều chủng Lactobacillus khác nhau, nhưng trong bài viết này, Halee chỉ tập trung vào mấy loại có nghiên cứu trên người đàng hoàng thôi.

Đầu tiên là Lactobacillus acidophilus. Chủng này được chứng minh là tốt cho sức khỏe tinh thần, tiêu hóa, và cả cải thiện làn da. Giả thuyết hiện tại là nó tăng axit lactic, giúp ruột hoạt động trơn tru (ít táo bón hơn), từ đó da cũng đẹp lên. (19)  Tớ sẽ nói kỹ hơn về đoạn này ở các đoạn dưới sau.

Tiếp theo, dù không thuộc họ Lactobacillus, Saccharomyces cerevisiae cũng có tác dụng làm đẹp da bằng cách “đổ” axit lactic vào hệ tiêu hóa. Ngoài ra, người ta cho rằng probiotic lysates (dạng vi khuẩn đã phân giải) cũng hoạt động theo cách tương tự,

3. Probiotics hỗ trợ giảm mụn

Lý do của lợi ích này rất đơn giản, đó là: Mụn của cậu có thể liên quan đến rối loạn đường ruột. Vậy nên, việc bổ sung lợi khuẩn probiotics giúp “sửa chữa” hệ tiêu hóa, mụn cũng có thể cải thiện được.

3.1. Mối liên quan giữa mụn và táo bón

Táo bón là một trong những dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của cậu đang bị rối loạn? Và những người bị mụn cũng THƯỜNG GẶP RẮC RỐI với chuyện “đi nặng” lắm.

Điều này được giải thích là bởi hoạt động của: độ thẩm thấu của ruột (intestinal permeability). Khi lớp niêm mạc ruột bị kém hiệu quả, các chất độc hại sẽ rò rỉ vào máu vì các mối nối trong ruột yếu đi. Dân chuyên môn hay gọi là “leaky gut” (ruột rò rỉ). (2021)

Chính hiện tượng“leaky gut” này lại liên quan mật thiết đến làn da mụn của cậu.  Một nghiên cứu ở Nga phát hiện ra 54% người bị mụn có hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn. (22) Cụ thể hơn, họ tìm thấy ở những người này chứa nhiều vi khuẩn Bacteroides – loại hay xuất hiện ở người bị stress tâm lý. (23)

Chưa hết, một báo cáo khác cho thấy 47% người bị mụn có tình trạng ruột “ì ạch”, và 40% bị táo bón. Đặc biệt, những người dễ bị mụn lại có ít LactobacillusBifidobacterium trong phân so với người da láng mịn, ít táo bón hơn. Nghe nó khá loạn loạn nhỉ, tóm gọn lại, cậu chỉ cần nhớ 3 ý sau:

  • Táo bón và rối loạn ruột có liên quan đến mụn.
  • Cả hai thứ này lại liên quan đến việc thiếu Lactobacillus và Bifidobacterium.
  • Vậy nên, ai hay bị mụn nên thử bổ sung hai loại này để cải thiện cả ruột lẫn da.

3.2 Loại Probiotics tốt nhất cho tình trạng Rosacea, mụn và SIBO

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa SIBO (small intestinal bacterial overgrowth – tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức ở ruột non) với mụn và bệnh rosacea. Một báo cáo gần đây phát hiện SIBO xuất hiện ở người bị mụn/rosacea gấp 10 lần so với người bình thường. (24)

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy Lactobacillus casei giúp giảm SIBO. (25) Thế nên, dùng lợi khuẩn L. casei để xử lý SIBO có thể coi là một biện pháp hỗ trợ giảm mụn và rosacea hiệu quả.

3.3. Mối liên hệ giữa Probiotics, mụn và sức khỏe tinh thần

Các chuyên gia luôn nói với cậu rằng: “stress sẽ làm tình trạng mụn tệ hơn”. Nhưng tại sao lại thế?

Hãy nhớ lại đoạn trên: Stress làm giảm Lactobacillus và Bifidobacterium trong ruột. Việc thiếu hai loại lợi khuẩn cũng có liên quan đến tình trạng ruột rò rỉ và táo bón cũng như MỤN. Nói cách khác: mụn, tiêu hóa kém, và stress đều làm giảm vi khuẩn tốt trong ruột (đặc biệt là Lactobacillus và Bifidobacterium).

Một số kết luận của các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này:

  • Việc bổ sung đúng loại vi khuẩn có thể mang lại lợi ích lớn cho sự cân bằng pH làn da, giảm viêm, mọc tóc, và giảm stress. (26)
  • “Rõ ràng là chúng ta không thể bỏ qua mối liên hệ giữa vi sinh đường ruột, sức khỏe tinh thần và mụn nữa rồi… Tiếc là vấn đề stress ảnh hưởng đến vi sinh ở người bị mụn chưa được chú ý nhiều.” (27)

GIỜ CHÚNG TA QUAY LẠI VỀ VIỆC BỔ SUNG PROBIOTICS CHO DA MỤN NHÉ!

Một nghiên cứu trên 300 người bị mụn dùng hai loại Lactobacillus (L. acidophilusL. bulgaricus) thấy cải thiện đến 80% chỉ sau 16 ngày! (28)

Nghiên cứu khác với 40 người cho thấy dùng L. acidophilusB. bifidum trị mụn tốt hơn là chỉ dùng kháng sinh không thôi. (29)

Theo nghiên cứu năm 2010, người ta phát hiện sữa lên men từ Lactobacillus làm giảm mụn và lượng dầu trên da đáng kể sau 12 tuần. (30)

3.4. Mối liên hệ giữa Probiotics, MỤN và chế độ ăn nhiều đường 

Chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi khuẩn đường ruột, từ đó tác động đến mụn luôn. Có nhiều bằng chứng cho thấy ăn đồ nhiều đường (glycemic-rich) sẽ dễ gây mụn hơn. (31) Ngược lại, việc ăn thực phẩm có chứa chỉ số đường thấp lại giúp cải thiện mụn hiệu quả. (32) Đồ glycemic cao là gì? Bánh mì trắng, mì Ý, cơm trắng, đường tinh luyện, ngũ cốc ăn sáng – mấy thứ đó đấy.

Cơ chế được giải thích là do: Các thực phẩm có chỉ số GI cao, sẽ làm lượng insulin (hormone điều hòa đường huyết trong máu) tăng vọt. Hormone này được nghiên cứu cho thấy có vai trò nhất định trong việc hình thành mụn. Vậy nên, giữ nồng độ insulin ổn định là một cách hiệu quả để cải thiện tình trạng mụn trên da. (33)

Trong số các PROBIOTICS thì Bifidobacterium lactis là loại vi khuẩn được chứng minh giúp điều hòa insulin về mức cân bằng tốt. (34)

3.5. Probiotics hỗ trợ “đánh bay” vi khuẩn gây mụn P. Acnes

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy Streptococcus salivarius ngăn P. Acnes phát triển bằng cách tiết ra chất giống bacteriocin.(35)

Tương tự, Lactococcus lactis cũng có khả năng kháng khuẩn với P. Acnes và cả tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) – loại hay gây hại cho người có hệ miễn dịch yếu – nhờ sản xuất bacteriocin. (36)

L. paracasei (một nhánh của Lactobacillus) thì giảm viêm da và lượng dầu thừa – hai thứ đi đôi với mụn. (37)

Loại B. coagulans ít có dữ hiệu hơn, nhưng các nghiên cứu hiện tại cũng cho thấy nó hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm gốc tự do (reactive oxygen species) hiệu quả. (38)

Hai thử nghiệm lâm sàng khác cũng cho thấy, việc bôi lotion chứa Enterococcus fecalis hoặc chiết xuất Lactobacillus plantarum 5% giúp giảm số lượng mụn, kích thước, và đỏ da (erythema). (39)

Tóm tắt: Dưới này là danh sách các loại probiotics tốt cho mụn theo nhiều cách khác nhau:

  • Bacillus coagulans
  • Bifidobacterium bifidum
  • Bifidobacterium lactis
  • Enterococcus fecalis
  • Lactobacillus acidophilus
  • Lactobacillus bulgaricus
  • Lactobacillus casei
  • Lactobacillus paracasei
  • Lactobacillus plantarum
  • Streptococcus salivarius

4. Probiotics cải thiện độ ẩm da, độ nhạy cảm và viêm

Cậu còn nhớ mục 2.2, tớ đã nói về mối liên hệ giữa độ pH, lớp màng axit trên da với sức khỏe của làn da không? Bất cứ yếu tố nào, làm phá vỡ hàng rào cân bằng này của da, sẽ khiến da cậu bị kích ứng.

Ví dụ, như hoạt chất benzoyl peroxide hay retinoids, nếu dùng quá đà, chúng sẽ phá hỏng lớp màng ẩm (moisture barrier) của da , khiến da nhạy cảm hơn, và đôi khi làm tình trạng mụn trở nên khó điều trị hơn. Đây cũng là lý do, mà nhiều cậu trị mụn chỉ dùng mỗi benzoyl peroxide hay tretinoin không có tỷ lệ thành công cao lắm (khoảng 30% thôi).

Để điều trị mụn hiệu quả bằng những hoạt chất đó, quan trọng nhất là cậu phải phục hồi da để tránh tác dụng phụ. Cậu có thể dùng các kem dưỡng ẩm chứa ceramides hay hyaluronic acid để sửa chữa làn da.

Mà không chỉ trị mụn thôi đâu nhé! Ai muốn da khỏe đẹp, bất kể có mụn hay không, cũng nên chú ý bước dưỡng ẩm trong chu tình routine của mình.

VÀ VIỆC BỔ SUNG PROBIOTICS BẰNG ĐƯỜNG UỐNG CŨNG CÓ TÁC DỤNG NHƯ CẬU DÙNG DƯỠNG ẨM CHO DA

Một số loại probiotics có tác dụng như “kem dưỡng” cần kể đến gồm:

  • Lactobacillus paracasei: Nghiên cứu thấy rằng dùng loại này mỗi ngày trong 2 tháng giúp giảm nhạy cảm da, hạn chế mất nước qua da (TEWL), và cải thiện lớp màng bảo vệ da! (40). Ngoài ra, L. paracasei còn hỗ trợ giảm triệu chứng của rosacea và bệnh chàm (atopic dermatitis).
  • Bifidobacterium longum: Một nghiên cứu khác cho kết quả rằng kem chứa 10% chiết xuất Bifidobacterium longum giúp giảm độ nhạy cảm và phản ứng của da hiệu quả. Cách họ thực hiện nghiên cứu này cũng rất kỳ lạ, nó giống kiểu đi wax da vậy, họ sử dụng băng keo để lột da liên tục xem người thử nghiệm chịu được bao lần. Kết quả: da dùng kem probiotics chịu được nhiều lần lột hơn, và còn phục hồi tốt hơn khi dùng tẩy tế bào chết bằng axit lactic.(41)

Tóm tắt: Các loại probiotics tốt cho da nhạy cảm, độ ẩm, và viêm

  • Lactobacillus paracasei (dùng đường uống): Cải thiện lớp màng da, giảm viêm, và giúp da phục hồi nhanh sau khi bị “hành” bởi mấy chất tẩy rửa mạnh như sodium lauryl sulfate (SLS). (4243)
  • Streptococcus thermophilus: Tăng ceramides trong da, giúp da khỏe hơn, bớt khô, và giảm triệu chứng chàm. (4445)
  • Sữa lên men chứa Lactobacillus casei: Giảm viêm da. (46)
  • Lactobacillus fermentum: Có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, và giảm viêm. (46)
  • Bifidobacterium longum

5. Probiotics hỗ trợ chống lão hóa và bảo vệ cơ thể khỏi tia UV

Khi nghe đến tác dụng này của Probiotics, tớ đã khá ngạc nhiên không ngờ Probiotics còn có thể bảo vệ da khỏi tia UV như kem chống nắng. Để kiểm chứng điều này có đúng không, hãy cùng tớ điểm qua một vài nghiên cứu sau nhé!

Một nghiên cứu về lợi khuẩn Bifidobacterium breve cho thấy: Việc bổ sung loại này giúp bảo vệ chuột không lông khỏi tổn thương UV. (48) Bên cạnh đó, việc sử dụng lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus cũng có thể làm chậm quá trình hình thành khối u do UV ở chuột. (49)

Nghe thì hay đấy, nhưng chuột thì liên quan gì đến cậu đúng không? Giờ đến mấy nghiên cứu “xịn” trên người nè.

1/ Nghiên cứu về Lactobacillus plantarum: Một thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng giả dược phát hiện rằng L. plantarum có khả năng bảo vệ da khỏi ánh sáng, tăng độ ẩm bằng cách giảm mất nước qua da (TEWL), làm da sáng bóng hơn, cải thiện độ đàn hồi, và giảm nếp nhăn rõ rệt sau 12 tuần dùng mỗi ngày. (50)

2/ Nghiên cứu về Lactobacillus johnsonii: Cũng là thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên, có giả dược. Nghiên cứu này thấy L. johnsonii bảo vệ da khỏi tia UV và giúp tế bào da tái tạo nhanh hơn sau khi bị tổn thương bởi tia UV. (51) Chưa hết, kết hợp L. johnsonii với carotenoid còn tốt cho da bị lão hóa do ánh nắng tự nhiên nữa. (52) Một nghiên cứu khác về L. johnsonii còn phát hiện nó giúp da phục hồi nhanh hơn sau tổn thương UV. Theo lời của tác giả nghiên cứu: “Kết quả cho thấy vi khuẩn probiotics uống vào giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi cân bằng miễn dịch da sau khi bị ức chế bởi UV.” (53)

Tóm tắt: Những loại probiotics được nhắc đến trong mục này

  • Bifidobacterium breve
  • Lactobacillus johnsonii
  • Lactobacillus plantarum
  • Lactobacillus rhamnosus

6. Probiotics hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến

Đã có bằng chứng cho thấy lợi khuẩn Bifidobacterium infantis giúp điều hòa viêm không chỉ trong hệ tiêu hóa mà còn lan ra ngoài cơ thể, nên nó có thể hỗ trợ giảm triệu chứng vảy nến. (54)

Nói chung, với vảy nến thì probiotics chưa phải “thuốc điều trị có hiệu quả thực sự”, nhưng nếu cậu đang tìm cách hỗ trợ thêm thì B. infantis là một lựa chọn đáng thử. Tớ chỉ tiếc là chưa có nhiều nghiên cứu sâu hơn để khẳng định chắc chắn hơn thôi.

7. Probiotics hỗ trợ điều trị bệnh chàm

Về bệnh chàm (atopic dermatitis), nghiên cứu liên quan đến probiotics nhiều hơn hẳn cậu ạ. Tớ sẽ chia ra hai phần: thử nghiệm trên trẻ nhỏ/trẻ sơ sinh và trên người lớn, để cậu dễ theo dõi.

7.1 Nghiên cứu trên trẻ em và trẻ sơ sinh

Một thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng giả dược cho thấy hấy trẻ sơ sinh dùng Lactobacillus rhamnosus giúp giảm nguy cơ bị chàm đáng kể (P = 0.01) so với nhóm placebo sau 2 năm. (55) Nhưng dùng Bifidobacterium animalis thì lại không có tác dụng gì.

Hay hơn nữa, mấy nhà khoa học trong nghiên cứu trên quyết định theo dõi tiếp. Đến khi đám trẻ 2 tuổi kia thành 4 tuổi và đã ngưng dùng probiotics được 2 năm, họ phát hiện: nhóm dùng L. rhamnosus từ nhỏ vẫn ít bị chàm hơn hẳn so với nhóm đối chứng hay nhóm dùng B. animalis. (56) Một số nghiên cứu khác cũng đồng tình với kết quả này. (5758)

Còn một nghiên cứu đỉnh hơn nữa theo dõi 14 trẻ từ 8 đến 64 tháng tuổi, bị chàm nặng và không đáp ứng với liệu pháp thông thường. Gần như tất cả đều cải thiện rõ rệt sau 6 tháng dùng L. rhamnosus lysate.

Điều tớ thấy ấn tượng nhất là mấy bé này bị chàm nặng, không đỡ dù đã thử đủ cách suốt 6 tháng trước khi tham gia nghiên cứu. Vậy mà 9/14 bé cải thiện chỉ sau 7 ngày! Nghe cũng đỉnh phết ấy nhể.

7.2 Nghiên cứu trên người lớn

  • Một thử nghiệm 12 tuần, mù đôi, ngẫu nhiên, có placebo với 34 người lớn thấy Lactobacillus paracasei là “trợ thủ đắc lực” cho liệu pháp trị chàm thông thường.(59)
  • Thử nghiệm 12 tuần khác, cũng mù đôi, có placebo, với 48 người, phát hiện kết hợp Lactobacillus salivariusBifidobacterium breve giúp tăng cường miễn dịch và giảm chàm.(60)
  • Một thử nghiệm 16 tuần, mù đôi, có placebo với 38 người thấy dùng Lactobacillus salivarius cải thiện chất lượng cuộc sống và tình trạng chàm rõ rệt. (61)

8. Tóm tắt tất cả các lợi khuẩn có lợi cho da 

Để cậu không phải lội lại cả đống chữ phía trên, tớ làm bảng tóm tắt hết mấy loại probiotics đã nhắc đến và lợi ích của chúng cho da dưới đây.

Lợi ích Chủng vi sinh vật
Tăng cường sản xuất axit lactic. Tốt cho da sáng và sức khỏe tổng thể. Tất cả các vi khuẩn sản xuất axit lactic đều hữu ích (ví dụ: các loài Lactobacillus), nhưng hai chủng được nghiên cứu là Lactobacillus acidophilus và Saccharomyces cerevisiae.
Tốt nhất cho mụn trứng cá. Bacillus coagulans, Bifidobacterium bifidum, Bifidobacterium lactis, Enterococcus faecalis, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus bulgaricus, Lactobacillus casei, Lactobacillus paracasei, Lactobacillus plantarum, 1 Lactobacillus reuteri, 2 Lactococcus lactis, Streptococcus salivarius.
Chống viêm, tăng cường độ ẩm cho da và giảm độ nhạy cảm. Bifidobacterium longum, Lactobacillus casei, Lactobacillus fermentum, Lactobacillus paracasei, Streptococcus thermophilus.
Tốt nhất cho chống lão hóa và bảo vệ khỏi tia UV. Bifidobacterium breve, Lactobacillus johnsonii, Lactobacillus plantarum, Lactobacillus rhamnosus.
Có thể giúp giảm bệnh vẩy nến. Bifidobacterium infantis.
Tốt nhất cho bệnh chàm (viêm da cơ địa). Lactobacillus rhamnosus, Lactobacillus paracasei, Lactobacillus salivarius, Bifidobacterium breve.

9. Tác dụng phụ của Probiotics

Nghe xong đống lợi ích phía trên, tớ biết cậu đang háo hức muốn “tống” thật nhiều probiotics vào người ngay lập tức. Nhưng từ từ đã! Đừng “chơi lớn” quá, vì nhiều chưa chắc đã tốt đâu. Uống 4 viên một ngày không hẳn sẽ nhanh hiệu quả hơn 1 viên đâu nha.

Hiện tại, khoa học chưa thống nhất được là có thể “quá liều” probiotics hay không. Nhưng để an toàn, cậu nên bắt đầu với khoảng 20 tỷ CFU mỗi ngày thôi – đây là mức khuyến nghị chung trước khi người ta bắt đầu gặp mấy tác dụng phụ không mong muốn.

Nếu cậu thấy mấy dấu hiệu như tiêu chảy, đầy hơi, hay xì hơi nhiều, thì đó là dấu hiệu rõ ràng cậu đang “quá tay” rồi đấy. Nhưng cũng không cần hoảng quá, mấy triệu chứng này cũng khá hiếm gặp, cậu cứ điều chỉnh liều dần dần từ thấp lên cao là ổn. (62)

À, còn một lưu ý nữa, tuy tác dụng phụ hiếm gặp nhưng có trường hợp  sử dụng Saccharomyces boulardii vẫn bị tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt với người có hệ miễn dịch yếu. (63) Nhìn chung để an toàn, cậu nên hỏi ý bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước dùng probiotics nhé. An toàn là trên hết mà!

10. Cách dùng Probiotics

Cách dùng probiotics phụ thuộc nhiều vào loại cậu mua và số CFU (đơn vị vi khuẩn) ghi trên nhãn đấy. Cứ đọc kỹ hướng dẫn trên chai là ổn thôi, không có gì phức tạp đâu.

Thường thì cậu chỉ cần uống viên hoặc dung dịch probiotics 1-3 lần mỗi ngày, có thể uống cùng hoặc không cùng đồ ăn. Một số loại cần để tủ lạnh, nhưng ngoài chuyện đó ra thì đơn giản lắm: bỏ vào miệng, nuốt, xong! 😛

11. Probiotics mất bao lâu để có tác dụng?

Tớ hay nói thế này cho các khách nhờ tớ tư vấn: “Tùy thôi”. Mỗi người một khác, mà mục tiêu của cậu cũng không giống tớ hay ai khác đúng không? Như phần bệnh chàm tớ kể hồi nãy, có người chỉ 7 ngày là thấy cải thiện rồi, nhưng cũng có trường hợp phải chờ vài tuần.

Theo tớ, cậu nên đặt mục tiêu khoảng 3 tháng. Vì sao? Nghiên cứu cho thấy sau 3 tháng dùng probiotics, vi khuẩn bắt đầu xuất hiện trong phân – tức là nó đã “ổn định” trong ruột cậu. Mà sau 2 năm thì mức độ phát hiện cũng không khác nhiều lắm đâu. (64)

Nhưng cậu có thể dùng probiotics vô thời hạn luôn cũng được. Tớ là một ví dụ đây, dùng mãi mà chẳng sao cả. Tùy cậu thôi:

  • Có người thích dùng liên tục vài tháng rồi nghỉ.
  • Có người chỉ “tăng cường” trước khi đi du lịch.
  • Có người như tớ, dùng đều đều quanh năm.

Quan trọng là cậu cho nó ít nhất 3 tháng để thử, đừng thấy vài tuần chưa hiệu quả mà bỏ ngang nhé. Kiên nhẫn chút là sẽ thấy đáng đấy!

12. Gợi ý sản phẩm xịn

Thực ra, tớ muốn khoe chút xíu về sản phẩm probiotics tớ đang dùng – Codeage Skin Probiotics. Tớ biết đến em này vào cuối năm 2024, lúc tớ bắt đầu tò mò và hứng thú với probiotics. Chuyện bắt đầu từ công việc chính của tớ hay phải nghiên cứu về các vấn đề phụ khoa, và probiotics là một KEY vô trình quan trọng trong nhóm bệnh lý này. Trong quá trình đó, càng đào sâu, tớ càng thấy probiotics thú vị kinh khủng.

Ban đầu chỉ nghĩ nó giúp cải thiện mấy tình trạng viêm nhiễm phụ khoa thui, nhưng hóa ra nó “có võ” hơn thế nhiều. Như cậu đọc nội dung trong bài trên, probiotics còn cả tá tiềm năng cần khai thác, đặc biệt là trong việc chăm sóc da từ bên trong.

Trong hàng tá sản phẩm ngoài kia, tớ chọn Codeage Skin Probiotics không phải ngẫu nhiên đâu. Thứ nhất là vì thương hiệu – Codeage làm truyền thông rất chỉn chu, chuyên nghiệp. Mọi thông tin đều rõ ràng, từ thành phần, nghiên cứu, đến chứng nhận khoa học đàng hoàng. Tớ còn phát hiện họ có nhà phân phối chính hãng tại Việt Nam nữa – cái này quan trọng lắm với tớ, vì tớ bị OCD chuyện chọn sản phẩm, phải chắc chắn nguồn gốc minh bạch mới yên tâm dùng.

Thứ hai là bảng thành phần tớ rất ưng! Em này chứa đến 19 chủng vi sinh vật, gần như gom hết mấy loại tốt cho da mà tớ liệt kê phía trên, như L. acidophilus, L. rhamnosus, L. casei, L. paracasei, hay B. bifidum. Đặc biệt, có 4/6 chủng siêu lợi hại cho sức khỏe đường âm đạo phụ nữ (như L. acidophilus, L. rhamnosus, L. casei, L. fermentum) – hiếm sản phẩm nào cân bằng được cả da lẫn “vùng kín” thế này.

Chưa hết, nó còn bổ sung prebiotics làm “thức ăn” cho vi khuẩn tốt, vitamin C từ acerola cherry giúp tăng sinh collagen tự nhiên cho da căng mịn, và cả phytoceramides – một loại lipid tự nhiên giữ ẩm, chống lão hóa cực kỳ hiệu quả. Điểm nổi bật nữa là công nghệ DRcaps™ (viên nang giải phóng chậm), giúp bảo vệ vi khuẩn sống sót qua axit dạ dày để đến tận ruột phát huy tác dụng – cái này không phải sản phẩm nào cũng làm được đâu.

Mỗi 2 viên là 50 tỷ CFU – liều mạnh nhưng linh hoạt. Tớ hiện đang dùng liều duy trì 1 viên/ngày, khoảng 25 tỷ CFU, vừa đủ để giữ hệ vi sinh ổn định mà không lo “quá tải”. Hiện tại tớ dùng em này được 1 năm rồi, da mịn hơn hẳn, ít mụn lặt vặt, tiêu hóa nhẹ nhàng, mà “vùng kín” cũng khỏe khoắn hơn – đúng kiểu chăm sóc toàn diện từ trong ra ngoài.

Giờ thì tớ vẫn trung thành với em nó vì chưa tìm được lựa chọn nào vượt trội hơn. Cậu mà đang tìm một em probiotics đáng đồng tiền bát gạo, tớ vote nên thử em này – chất lượng xứng tầm! Nếu sau này tớ tìm được sản phẩm nào ưng ý hơn, tớ sẽ bổ sung tiếp cho mọi người tham khảo sau nạ.^-^

Cậu nào quan tâm thì đặt hàng trực tiếp tại ĐÂY: https://ha-lee.com/san-pham/codeage-skin-probiotic

Hoặc nhắn tin tớ tư vấn chi tiết hơn tại FB: m.me/halee.beyou hoặc Zalo 096 54 54 390